5 lưu ý cho newbie khi trượt patin ra đường phố
Bài viết này Roll Plus dành cho anh em newbie, đang chuẩn bị trượt patin ra đường. Hy vọng sẽ hữu ích cho anh em.
Trượt patin trên đường khá thú vị, và đặc biệt khi trượt cùng nhóm bạn thân, tuy nhiên việc trượt trên đường cũng cần chuẩn bị một số thứ cần thiết, các bạn cùng xem bài viết này dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của mình nhé.
I. Giày trượt
Giày trượt hãng nào, loại nào cũng không quan trọng, quan trọng là nó giữ chân chúng ta chắc chắn!
Thân giày:
Cổ giày và thân giày là phần giữ chân chúng ta, chúng cần chịu lực tốt, giữ chân chắc chắn, không bị cong vẹo hay quá yếu, chất liệu quá mỏng.
Bánh xe
Bánh xe cần có độ cứng cao từ 80A trở lên, thường tụi mình sẽ dùng loại bánh xe lớn có độ cứng 88A – 90A sẽ là lựa chọn lí tưởng, bánh to sẽ giúp bạn trượt trên các mặt đường lòi lõm tốt hơn, độ cứng cao sẽ đỡ bị mòn bánh khi trượt ngoài đường.
Frame – khung giữ bánh
Trước khi ra đường nên kiểm tra lại 2 đầu ốc frame nối với thân giày có chắc chắn hay không, nếu kĩ hơn thì nên tháo bánh ra, rồi dùng lục giác kiểm tra ốc và siết lại cho chặt. Việc frame giày bị lỏng sẽ rất nguy hiểm cho các bạn khi trượt, 90% nếu ốc lỏng ra làm frame bung lệch sẽ khiến cho bạn ăn 1 cú ngã sắp mặt cho dù bạn trượt patin giỏi cỡ nào.
II. Kĩ thuật cần thiết phải có
Thắng chữ T | Tstop
T-stop còn gọi là Thắng chữ T là một kĩ thuật hãm tốc độ, phanh hiệu quả và an toàn nhất khi chúng ta trượt trên đường, và các bạn cần thực hiện nó tốt mới tham gia giao thông trên đường nhé.
Nếu chưa thực hiện được, bạn hãy xem video hướng dẫn Tstop nha
Rẽ hướng
Rẽ hướng là kĩ thuật chắc chắn là bạn phải biết khi mà bắt đầu tập rồi, nhưng nếu rẽ hướng ổn rồi thì các bạn nên tập thêm kĩ thuật rẽ hướng bằng Crossover, kĩ thuật này sẽ giúp nâng cao trình độ trượt và được sử dụng trong rất nhiều tình huống.
Nhảy
Không cần nhảy cao, cũng không cần nhảy đẹp, sở dĩ mình muốn nhắc tới ở đây vì khi trượt trên đường luôn có những vật cản bất ngờ như đá, cành cây, ống nước ngang đường. Ở những tình huống xử lý nhanh, chúng ta nên bật nhảy vừa phải qua, hoặc có thể nhảy kiểu bước chân trước chân sau, nếu vật cản lớn thì nên chậm lại, quan sát và xử lý theo tùy tình huống.
Powerstop
Powerstop là kĩ thuật phanh gấp dễ tập và đơn giản nhất, anh em nên tập động tác này, vì khi lưu thông trên đường sẽ luôn có những tình huống gấp xảy ra, và chúng ta cần phải dừng lại 1 cách liền và gọn, powerstop sẽ là 1 kĩ thuật cần tới, sau đ1o các bạn có thể học thêm các kĩ thuật Parallel, Magic.
Tư thế thả trớn
Tư thế lúc thả trớn nên là chân trước chân sau, để nếu gặp tình huống trượt trúng vật cản hoặc khe, lỗ trên đường thì chúng ta có thể nhanh chóng chuyển đổi trạng thái và xử lý tình huống. Trường hợp khi gặp tình huống xấu nếu cả 2 chân của bạn đều trúng vật cản cùng lúc thì rất khó cho các bạn xử lý an toàn.
III. Vật dụng nên mang theo
Tool lục giác để siết ốc bánh, ốc frame
Balo đựng giày dép và dụng cụ
Nước uống
Nước uống luôn mang theo bên mình, tránh tình trang trượt ngoài đường mà cơ thể bị thiếu nước hay người bị thiếu năng lượng
Khăn
Một chiếc khăn nhỏ để lau mồ hồi khi trượt cũng sẽ giúp chúng ta thoải mái hơn
Tất dự phòng
Thường thì tụi mình trượt xong, tất mang trong giày trượt sẽ khá ẩm mồ hôi, nên khi trượt xong và chuyển qua mang giày thể thao thì tụi mình sẽ mang 1 đôi tất khác để tránh làm hôi giày thể thao.
IV. Ý thức giao thông và xã hội
Ở Việt Nam chúng ta vẫn chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp và các phương tiện như giày trượt, ván trượt, xe đẩy như các nước tiên tiến nên việc trượt xuống đường là phạm luật giao thông, tuy nhiên là nếu anh em trượt có ý thức thì cũng không ai hỏi hay phạt anh em.
Bất kể là phương tiện gì đi nữa thì khi tham gia gia thông trên đường phố hoặc vỉa hè đều cần có ý thức giữ an toàn cho bản thân và cho người tham gia giao thông xung quanh, và đặc biệt khi chúng ta trượt patin ngoài đường cũng là 1 yếu tố khá nguy hiểm cho các xe lưu thông phía sau, các bạn cần lưu ý hơn để tránh làm xấu hình ảnh trượt trên phố.
Ở những khu dân cư xe cộ và người tham gia giao thông đông đúc chúng ta nên trượt với tốc độ vừa phải để có thể kiểm soát đôi giày trượt của mình an toàn.
V. Điều kiện thời tiết
Trời mưa
Hạn chế trượt khi đường ướt, hoặc khi trời đang mưa, nước trên mặt đường trượt có thể làm bạn mất kiểm soát và ngã bất kì lúc nào, và nước vào trong vòng bi nếu không vệ sinh thì dễ dẫn đến tình trạng rỉ sét vòng bi nữa.
Ban đêm
Hạn chế trượt buổi đêm trên các con đường ánh sáng yếu,
nên trang bị đèn hậu như đèn của xe đạp vào nón hoặc ở sau cổ giày để các phương tiện khác có thể thấy và tránh.
Bánh đèn cũng là 1 cách để các phương tiện khác có thể quan sát và tránh chúng ta.
Và cuối cùng trên hết là sự an toàn của bản thân và mọi người xung quanh. Trượt vui và an toàn anh em nhé!
Bài viết này thực hiện bởi RollPlus.vn Xin vui lòng ghi rõ nguồn website nếu muốn repost.
Ad ơi nếu mik trượt đi trên đường phố mà mik đi ăn toàn thì có bin ca làm việc ko vậy
Theo luật VN thì trượt patin dưới đường là vi phạm pháp luật nha em. Tuy nhiên mình trượt an toàn thì mấy anh công an cũng ko bắt đâu.