Cách chọn bánh xe patin – 8 thông số phải biết
Hãy đọc bài viết này để biết cách chọn bánh xe patin cho mình.
Đã bao giờ bạn thắc mắc 110mm, 80mm hay 85A, 77A trên bánh xe patin là gì chưa? Liệu những con số trên sẽ có ảnh hưởng gì đến việc trượt patin của ta? Hãy cùng Roll Plus tìm hiểu những thông số quan trọng nhất của 1 chiếc bánh xe patin qua bài viết này.
Đường kính – Cách chọn bánh xe patin
Đường kính của bánh xe được tính bằng mi li mét (mm). Hầu hết các bánh xe patin đều sẽ hiển thị thông số này. Hoặc bạn cũng có thể dùng thước để đo đường kính của bánh xe patin.
Đường kính bánh xe patin sẽ ảnh hưởng khá lớn đến gia tốc, tốc độ, độ định hướng (stable), thăng bằng(balance) của giày trượt patin.
Độ cứng – Cách chọn bánh xe patin 2
Thông số này thể hiện độ cứng của bánh xe patin
Con số đứng trước A càng lớn thì bánh càng cứng và ngược lại
100A – rất cứng, 0A – rất mềm
Vậy chữ A là gì?
Hầu hết chúng ta đều lầm tưởng chữ A có nghĩa là Abec. Nhưng đó hoàn toàn sai các bạn nhé! Chữ A này thật ra là để phân biệt giữa đơn vị tính Shore A và Shore D.
- Shore A là đơn vị tính độ cứng cho những vật mềm thường làm từ cao su
- Shore D là ĐVT độ cứng các vật làm từ chất liệu cứng
Độ cứng của bánh xe patin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thu lực, độ sốc và độ bám của bánh xe patin. Độ mài mòn và tốc độ của bánh xe patin cũng phụ thuộc vào độ cứng.
Phạm vi ảnh hưởng tương đối của độ cứng được thể hiện trong hình dưới đây:
Đôi khi sẽ có một số hãng bánh không dùng A để thể hiện độ cứng mà họ đưa ra một tiêu chuẩn thang đo riêng. Điển hình như hãng bánh Matter, họ sử dụng thang đo dựa theo dấu chân footprint, F0 đại diện cho dấu chân 0
F0 – bằng khoảng. 88A
F1 – bằng khoảng. 85A
F2 – bằng khoảng. 84A
F3 – bằng khoảng. 83A
Độ Hồi / Nẩy / Bật lại / Dội
Một trong những yếu tố quan trọng trong Cách chọn bánh xe patin, để bạn có thể trượt patin nhanh. Độ hồi là một thuật ngữ chỉ phản lực (lượng lực bạn sẽ bị đẩy về phía trước) với mỗi hành trình (phản ứng của các bánh xe). Nhưng đáng tiếc là không có nhà sản xuất bánh nào thể hiện hệ số phục hồi lên bánh xe. Độ hồi phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu của bánh xe. Độ hồi/bật/nẩy/dội cao là một trong những đặc điểm của bánh xe chất lượng đắt tiền. Nhiều nhà sản xuất gọi bánh xe có độ hồi cao của họ là SHR urethane – Phục hồi siêu cao.
Độ bám
Cách chọn bánh xe patin qua độ bám rất quan trọng với tốc độ và sự chuyển hướng của người trượt patin. Độ bám của bánh xe patin sẽ phụ thuộc vào chất liệu và độ cứng của bánh xe patin. Nhưng nó cũng sẽ tùy thuộc vào bề mặt tiếp xúc- sàn trượt (bê tông, gỗ, đường nhựa, sân trong nhà, đường ướt,…).
Một người trượt giỏi sẽ luôn biết linh hoạt dùng loại bánh nào cho bề mặt nào.
Độ mài mòn
Độ mài mòn của bánh xe patin phụ thuộc vào độ cứng và đường kính của bánh. Nhưng yếu tố quan trọng nhất quyết định đó là Polyurethan, chất liệu cao su tạo thành.
Lõi
Phần lõi của bánh xe patin chính là phần trục giữa. Lõi có nhiệm vụ cố định bạc đạn/ vòng bi vào bánh xe. Chất liệu thường là nhựa cứng hoặc nhôm, để đạt hiệu quả tốt nhất cần phải chắc và nhẹ. Có nhiều loại lõi khác nhau, phân biệt bằng độ ổn định và trọng lượng.
Bánh xe patin lõi nhựa đặc có lõi lớn nên rất mạnh. Bánh xe có lõi thép nhẹ hơn rất nhiều nhưng không bền bằng bánh xe lõi đặc. Bánh xe lõi rỗng là sự dung hòa giữa trọng lượng nhẹ và độ bền (không mạnh bằng lõi đặc).
Trọng lượng
Trọng lượng bánh xe cũng rất quan trọng trong việc quyết định tốc độ của người trượt. Trọng lượng thấp hơn có nghĩa là bạn cần ít lực hơn để làm cho các bánh xe quay.
Kiểu bánh
Mặt tiếp xúc của bánh xe patin sẽ thể hiện được chức năng của nó. Mặt tiếp xúc hẹp thì độ tiếp xúc đường không nhiều, mặt tiếp xúc rộng thì tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn giúp kiểm soát giày trượt tốt hơn.
Qua bài viết này, mong các bạn sẽ biết được Cách chọn bánh xe patin để tìm được cho mình một chiếc bánh xe patin thật phù hợp với mình nhé! Xem thêm bánh xe patin có đèn