5 CÁCH ĐỂ TRƯỢT PATIN NHANH HƠN
Làm sao để trượt patin nhanh hơn? Có lẽ đây là vấn đề mà ai trượt patin cũng từng 1 lần nghĩ đến và đặc biệt là những người chơi, người quan tâm đến bộ môn patin tốc độ – speed skating.
Có nhiều yếu tố quyết định tốc độ của một người trượt patin tuy nhiên thứ quyết định nhiều nhất vẫn là khả năng của chính bản thân người trượt, Vì vậy hôm nay hãy cùng Roll Plus khám phá 6 bí quyết để giúp bạn khai thác hết khả năng của cơ thể để trở nên nhanh hơn khi trượt patin nhé.
1. Có nhiều sức mạnh hơn
Trượt patin là một bộ môn vật lý cơ bản: Bạn dùng lực chân khiến bánh xe ma sát với mặt đường để tạo ra lực cho cơ thể di chuyển về trước (hoặc hướng bạn muốn đi). Đó là phản ứng vật lý và hành động cực kỳ cơ bản. Dù là người lớn hay trẻ em, để trượt patin nhanh hơn chúng ta cần cải thiện sức mạnh của đôi chân nói riêng và cả cơ thể nói chung.
2. Cải thiện thể lực
Sức mạnh và thể lực không giống nhau. Với thể lực thì nó liên quan đến yếu tố thời gian còn sức mạnh thì không. Trong sức mạnh, không ai hỏi bạn “ Này! Ông nâng cái cục sắt đó được bao lâu?”. Thể lực thì lại khác, nó đưa yếu tố thời gian vào phương trình.
Okey! Vậy thì làm sao để có thể lực đó với tốc độ nhanh?
Các bài tập bật nhảy là cách đơn giản nhất để bạn nâng cao thể lực và tốc độ. Bạn hãy bắt đầu với các bài tập Plyometrics (một dạng bài tập sử dụng tốc độ và sức mạnh từ sự di chuyển cơ thể tạo nên thể lực cho cơ bắp) – jumps, hops, bounds ( tạm dịch bật nhảy, nhảy lò cò, bật giới hạn).
Khi bạn nghĩ đến tốc độ, đó là một hoạt động độc lập: từng chân một tạo ra lực. Vì thế chúng ta sẽ tập trung tập các bài split squat nhiều hơn, đan xen với squat.
3. Đừng chậm hơn
HLV thể lực nổi tiếng Mike Boyle từng nói “You get what you train for.”. Tạm dịch là “Bạn sẽ nhận lại những gì mà bạn đã tập”. Nếu như bạn tập luyện trượt ở một khoảng pace (nhịp độ, tốc độ trong một quãng đường đã định) một thời gian dài thì chắc chắn bạn sẽ trở nên giỏi hơn ở pace đó.
4. Chạy nhanh hơn, trượt nhanh hơn
Thật đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều người đang cố gắng trở nên nhanh hơn, khi bạn hỏi họ có tập bài tập chạy nước rút không thì hầu hết đều trả lời là: “Không”. Bạn có thể giỏi hơn, bạn có thể có đôi chân nhanh hơn nếu như bạn tập chạy nước rút. Việc này khiến cơ thể bạn vượt khỏi giới hạn bản thân từ đó cơ thể sẽ bắt đầu ghi nhận và phát triển hơn để thích nghi với giới hạn mới.
Tương tự, nếu bạn tập luyện nhiều dạng bài tập điều hòa chậm, điều đó có thể khiến tốc độ của bạn càng ngày càng chậm lại hơn là nhanh.
Có một nguyên tắc trong thể thao được gọi là nguyên tắc SAID. Đó là “sự thích ứng cụ thể với nhu cầu áp đặt.” Về cơ bản, nó có nghĩa là cơ thể của bạn sẽ thích nghi với những gì bạn yêu cầu nó làm.
Lời khuyên dành cho bạn đó là nên tập bài tập chạy/trượt nước rút ít nhất 2 lần 1 tuần.
5. Tập trung vào cú đẩy chân mạnh
Ở đây tôi sẽ mượn định luật 3 Newton để các bạn hiểu rõ hơn:
- Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực có cùng phương nhưng ngược chiều nhau
- Trong sự tương tác giữa hai vật với nhau, một lực gọi là lực tác dụng, còn lực kia được gọi là phản lực.
Ví dụ: Khi một người bắt đầu bước về phía trước, chân của họ đạp mặt đất ra phía sau và mặt đất tác dụng một lực bằng và ngược chiều lên người đó đẩy người đó hướng về phía trước.
Dựa trên ví dụ trên ta rút ra kết luận: điều quan trọng quyết định tốc độ của bạn đó là cú đẩy chân mạnh.
Việc ra chân nhanh không hẳn không mang đến tốc độ cao nhưng nó sẽ không thể tối ưu tốc độ của bạn như cú đẩy chân mạnh. Hãy tập trung vào việc đẩy chân mạnh trước rồi tiếp đến mới là tốc độ ra chân. Nếu bạn có thể kết hợp cú đẩy chân mạnh và ra chân nhanh thì chắc chắn tốc độ của bạn lúc đó đã phát huy tối ưu.
6. Cải thiện và nâng cao kỹ thuật trượt patin
Việc thực hiện đúng kỹ thuật trượt rất quan trọng, nó góp phần vào tốc độ của người trượt. Ở đây, tôi muốn nói đến là phần đẩy chân ra và thu chân về của người trượt.
Lấy ví dụ 2 người A và B có cùng sức như nhau, nhưng kỹ thuật trượt patin của A tốt hơn B nên A sẽ trượt nhanh hơn B.
https://giphy.com/gifs/9yr5m4eogSGeNxUY1b
VĐV Viktor Hald Thorup thực hiệ kỹ thuật trượt Double Push
Có nhiều kỹ thuật trượt nhưng phổ biến nhất và thông dụng nhất đó là: Double Push, Double Contact, Classic push… Bạn có thể tham khảo thêm các kỹ thuật này trên youtube. Roll Plus thời gian tới cũng sẽ có 1 bài viết chuyên sâu về các kỹ thuật trượt patin này.
Hãy hoàn thiện kỹ năng trượt của chúng ta thật tốt để có thể tận dụng hết sức lực của mình cho mỗi bước trượt patin nhé.
Bài viết bởi @Tien_q biên soạn với nhiều nguồn tham khảo khác nhau, đặc biệt có nhiều nội dung, thông tin được đóng góp bởi Mike Boyle – HLV thể lực số 1 của Mỹ. Xin cảm ơn sự chia sẻ của HLV Mike Boyle.