Freestyle slalom skating là gì? tóm tắt 2008-2020
Freestyle slalom skating là gì?
Bạn yêu âm nhạc?Thích nhảy múa? bạn muốn kết hợp với trượt patin? Và muốn thể hiện mình qua những động tác uyển chuyển? Nếu là vậy thì bạn đang chọn đúng chủ đề để tìm hiểu rồi đấy! Còn nếu không thích thì thôi bỏ qua bài viết này nhé!
I. Giới thiệu Freestyle slalom
1. Định nghĩa
Freestyle slalom là bộ môn mà người chơi sẽ mang giày trượt dùng các kĩ thuật uyển chuyển kết hợp âm nhạc để tạo nên bài biểu diễn của mình. Ở bộ môn này bạn sẽ tập các động tác kĩ thuật qua các hàng cốc lần lượt như sau: hàng 20 cốc khoảng cách 80 cm, hàng 20 cốc khoảng cách 50cm, hàng 14 cốc khoảng cách 120cm
Cùng xem video để xem người chơi thể hiện kĩ năng freestyle slalom nhé
2. Các skill của freestyle slalom:
Basics
- Half Lemon, Lemon, Fish (forwards parallel), Snake (forwards monoline), Criss-Cross, Double Cross, Alternating Cross (forwards alternating cross), Backwards Half Lemon, Backwards Lemon, One Foot
Beginner
- Backwards Fish, Backwards Snake, Backwards Criss-Cross, Backwards Double Cross, Backwards Alternating Cross, Heel-Toe Snake, Backwards Heel-Toe Snake, Heel-Toe Fish, Backwards Heel-Toe Fish, Toe-Toe Fish, Backwards Toe-Toe Fish, Toe-Toe Snake, Backwards Toe-Toe Snake, Heel-Heel Fish, Backwards Heel-Heel Fish, Heel-Heel Snake, Backwards Heel-Heel Snake, Backwards One Foot, Heel-Toe Criss-Cross, Backwards Heel-Toe Criss-Cross, Toe-Toe Criss Cross, Backwards Toe-Toe Criss-Cross, Shifted Cross, Backwards Shifted Cross, Eagle, Eagle Cross (Independent), Eagle Shifted Cross (Wave), Eagle Royal, Eagle Royal Cross, Reverse Eagle, Reverse Eagle Criss-Cross, Reverse Eagle Shifted Cross, Fake Side-Surf, Feet Spinning, More tricks follow…
Intermediate
- Backwards Stroll, Chap Chap, Chapi Chapo, Crab, Crab Cross. Crazy One Cone, Crazy, Double Crazy, Backwards Double Crazy, Crazy Leg, Grapevine (Mabrouk), J-Turn, Backwards J-Turn, Fan Volt, Heel-Heel Eagle, Toe-Toe Double Cross, Backwards Toe Toe Double Cross,Heel-Heel Double Cross, Backwards Heel-Heel Double Cross, Heel-Toe Double Cross, Backwards Heel-Toe Double Cross, Heel-Toe Special, Miniman, Nelson, Backwards Nelson, Nelson Transfer Back (X-Back), Backwards Nelson Reverse, Pendulum, Sitting Fish, Backwards Sitting Fish, Sitting Heel-Toe, Backwards Sitting Heel-Toe, Small Car, Stroll, Double Stroll, Backwards Double Stroll, Sun, Toe Reverse Eagle, Toe Toe Spinning, X, X 2, X Jump (Crab Cross), Z-Eagle, More tricks follow…
Advanced
- Alternating Cross, Brush, Butterfly, Chicken Leg, Cobra, Backwards Cobra, Crazy Sun, Eight, Backwards Eight, Fake Flat, Flat Shift, Footgun, Backwards Footgun, Foot Spin, One Foot Spin, Italian, Kasakchok, Backwards Kasakchok, Mexican, Oliver, One Cone One Foot Spin O B, One Cone One Foot Spin O F, Special, Sitting Cobra, Toe X Jump, Total Cross, Volt, Wiper, More tricks follow…
Master
- Backwards Rocket, B To F Wheeling, Christie, Backwards Christie, Deckchair (Corvo), Fake, Grabbed Heel Wheeling, Grabbed Toe Wheeling, Heel Wheeling, Heel Wiper, Kasatchok, Korean Volt, Backwards Korean Volt, Backwards Korean Volt One Cone, Korean Volt 2, Leaf, One Cone Outside 7, Backwards One Cone Outside 7, One Toe Special, Rocket (Coffee Machine), Screw, Sewing Machine, Swan, Toe Seven, Toe Wheeling, Toe Wiper, More tricks follow…
Legend
- Inside 7, Backwards Inside 7, Outsided 7, Backwards Outsided 7, Shift, Flipping Shift, Sitting 7, Toe Christie, Backwards Toe Christie, Toe Footgun, Backwards Toe Footgun, More tricks follow…
Các người chơi slalom nổi bật: Kim Sung Jin, Zhanghao, Gou Fang, Yu Jin Seong, Feng Hui, Su Feiqian,… Có thể thấy các tên tuổi nổi bật đạt những thứ hạng cao ở bộ môn Freestyle slalom đa số là người châu Á, nhờ những đặc điểm về ngoại hình nên bộ môn nghệ thuật này khá ăn rơ với tạng người châu Á chúng ta, dáng người thanh mảnh di chuyển với tư thế nhẹ nhàng uyển chuyển, cảm nhạc biểu diễn tốt,…
II. Giày patin để chơi freestyle slalom: bánh chuối hay còn gọi là rocker
Giày patin để chơi slalom: 2 bánh ở 2 đầu sẽ có kích thước đường kính nhỏ hơn 2 bánh trong một độ dài khoảng 4mm
ví dụ giày patin size nhỏ hơn 40 sử dụng frame ( càng ) kích thước 231mm sẽ sử dụng bánh xe lần lượt trên chiếc giày như sau: 72mm – 76mm – 76mm – 72mm , 2 bên trái phải đều có cách sử dụng bánh như nhau. Đối với giày trượt patin size từ 40 trở lên sử dụng frame 243mm sẽ có cách gắn 76mm – 80mm – 80mm – 76mm
Mục dích của “bánh chuối” là giúp cho những động tác đi qua cốc dễ dàng, uyển chuyển và nhẹ nhàng hơn, chân bạn sẽ linh hoạt dịch chuyển lắc léo hơn khi sử dụng bánh chuối.
Ở những năm gần đây các mẫu giày dành cho freestyle slalom được các hãng sản xuất thiết kế thông minh hơn và tiện lợi hơn, người chơi sẽ không còn phải mua 2 size bánh nữa, thay vào đó ốc giữ bánh ở 2 đầu có chức năng nâng hoặc hạ bánh xuống giúp cho người chơi có thể tùy chọn bánh chuối hay bằng.
Bánh chuối có thích hợp cho trượt patin đua tốc độ không?
Không nhé! khi di chuyển ở tốc độ cao giày bánh chuối sẽ xảy ra hiện tượng rung lắc khiển người chơi gặp khó khăn trong di chuyển và với việc chỉ có 2 bánh tiếp xúc mặt sân cũng khiến cho tốc độc chậm hơn là 4 bánh bằng tiếp xúc mặt sân.
III. Tập luyện Freestyle slalom
- Tập gì? Khi mới làm quen người chơi sẽ tập các skill như fish, snake, back snake, cross, one foot, nelson… ở mức cơ bản trước sau đó là crazy, wiper,…để có căn bản tập các skill ở level cao bạn phải đảm bảo các skill căn bản của mình phải thực sự tốt, tốt là thực hiện uyển chuyển tư thế khi thực hiện không gồng người quá mức, chân tay và hông thực hiện cùng nhau để có thể thực hiện các skill tốt nhất.
- Các kênh patin hướng dẫn slalom: Munobal, WSSA, KSJ,…Các bạn có thể tìm kiếm tên của các skill trên bảng điểm với từ khóa How to “tên skill” + freestyle slalom/…., hoặc cách mà ngày trước chúng mình tập là lên xem các skill basic thích skill nào tập skill đó rồi từ từ bổ sung tất cả cho hoàn thiện ^^
- Ở VN tập ở đâu? Hiện tại các CLB patin đang sinh hoạt ở các công viên và sân tập, bạn có thể đến tham gia và tập luyện để được hướng dẫn đúng cách và hoàn thiện kĩ năng nhanh chóng. Đây là một số địa điểm để tham gia sinh hoạt cùng các CLB patin tại TP.HCM: CV Gia Định, ISR nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng, ISR công viên thỏ trắng, Passior Bình Quới,…
IV. Thi đấu
1.Thể lệ
Trong một giải đấu freestyle slalom thường sẽ chia ra 4 phân khúc tranh tài: Slalom Junior Men – Slalom nam nhỏ tuổi 10-18 tuổi, Slalom Junior Women – Slalom nữ nhỏ tuổi 10-18 tuổi, Slalom Senior Men – Slalom nam người lớn tuổi >= 19 tuổi, Slalom Senior Women – Slalom nữ người lớn tuổi >= 19 tuổi. Đây là cách tính từ năm 2020 của tổ chức WORLD SKATE.
- Người thi đấu sẽ gửi trước file nhạc của phần dự thi của mình cho BTC trước ngày thi đấu 1 thời gian nhất định.
- Các VĐV phải biểu diễn qua tất cả các hàng cốc 50-80-120, không bỏ cốc nào.
- Thời gian của mỗi bài dự thi từ 105 – 120 giây (1 phút 45 giây – 2 phút).
- Sau khi thí sinh sẵn sàng, thời gian dự thi bắt đầu khi âm nhạc bắt đầu.
- Phần dự thi kết thúc sau khi thí sinh ra hiệu kết thúc, hoặc khi âm nhạc kết thúc.
- Trang phục thi đấu nên phù hợp với phần âm nhạc, cần lịch sự, không hở hang và phù hợp khi trượt.
- Không sử dụng phụ trang, phụ kiện khác khi thi đấu.
- Nghiêm cấm các hàng động thiếu tôn trọng (ví dụ: xúc phạm, bạo lực, ), đặc biệt là đối với giám khảo. Nếu vi phạm, VĐV sẽ bị trừ điểm hoặc cấm thi đấu.
- Tổng điểm của mỗi thí sinh sẽ được tính dựa trên điểm kỹ thuật và điểm nghệ thuật. Một phần điểm nghệ thuật sẽ dựa vào độ khó kỹ thuật.
2. Cách chấm điểm kỹ thuật dựa trên:
- Độ khó kỹ thuật (Difficulty):(dựa vào bảng chấm điểm kỹ thuật: Phụ lục B)
- Kỹ thuật phong phú (Variety): các VĐV nên thực hiện và kết hợp nhiều động tác (trick), bao gồm spinning (xoay), sitting (ngồi), wheeling (đi 1 bánh) và các trick khác.
- Độ liên tục (Continuity): các trick cần được phối hợp một cách hợp lý và sáng tạo, giúp cho VĐV biểu diễn 1 cách liên tục
- Tốc độ và nhịp điệu (Speed and Rhythm): Tốc độ sẽ ảnh hưởng tới độ khó kỹ thuật. Điều khiển và thay đổi tốc độ tốt cho thấy VĐV có khả năng kiểm soát kỹ thuật tốt. Kỹ thuật được thực hiện đồng bộ với nhịp điệu của âm nhạc cũng thể hiện kỹ thuật của VĐV
- Điểm nghệ thuật sẽ được chấm dựa vào độ khó kỹ thuật: điểm kỹ thuật ±10
- Phong thái trình diễn (Body performance): VĐV cần thể hiện sự thoải mái khi trượt, không gò bó cơ thể, đồng thời thể hiện được sự phối hợp của tay, đầu và cơ thể.
- Cảm nhận âm nhạc (Music expression): VĐV lựa chọn âm nhạc phù hợp với phong cách cá nhân. VĐV cần thể hiện được thần thái, nhịp điệu và tốc độ của bài nhạc.
- Kiểm soát kỹ thuật (Trick management): VĐV cần có sự thay đổi phù hợp khi thực hiện các trick tương ứng với bài nhạc
- Các động tác nhảy cần sắp xếp phù hợp xen kẽ giữa mỗi quãng nghỉ hoặc thay đổi nhạc
- Đối với các động tác khó, các VĐV không chỉ thực hiện cuối mỗi hàng cốc, mà còn có thể thực hiện từ ngay trong hàng.
- Các phần biểu diễn nên được thực hiện trong các hàng cốc. Trường hợp VĐV dành quá nhiều thời gian biểu diễn ngoài hàng cốc, điểm Trick management sẽ giảm.
- Điểm tối đa cho 1 phần dự thi Slalom là 100. Trong đó, điểm kỹ thuật là 50, và điểm nghệ thuật là 50. Điểm tổng sẽ được làm tròn để cho kết quả cuối cùng.
- Xếp loại kỹ thuật cơ bản và yêu cầu chung
- Dựa vào Xếp loại kỹ thuật cơ bản, BGK đánh giá khả năng thực hiện các kỹ thuật của VĐV. Độ mượt và tốc độ ở hàng cốc 80cm sẽ là độ mượt và tốc độ trung bình tiêu chuẩn cho 2 hàng cốc còn lại
- Một trick phải được thực hiện ít nhất 4 cốc hoặc 3 lần xoay.
- VĐV được chuyển trick, đổi chân, hoặc chuyển hướng và thay đổi trick, ngay cả khi các trick được thay đổi khác (hệ thống) với trick ban đầu. Tuy nhiên, cần thực hiện các trick liên tục, không dừng lại.
- Bảng mẫu điểm trừ:
Lỗi | Điểm trừ | Mô tả |
Ngã | 2.5 | Ngã nhẹ với 1 hoặc 2 tay chạm đất nhưng không ảnh hưởng tới bài thi |
Ngã mạnh | 3.5 | Ngã mạnh xuống mặt đất |
Thời gian trình diễn | 10 | Bài trình diễn kết thúc trước hoặc sau thời gian quy định (105 – 120 giây) |
Gián đoạn khi trình diễn | 5 | Ngừng trình diễn do VĐV. Trọng tài trưởng sẽ quyết định. |
Cốc di chuyển khỏi tâm Bỏ qua khoảng cách giữa cốc | 0.5 | Cho mỗi cốc di chuyển khỏi tâm hoặc bỏ qua các khoảng trống giữa cốc. |
3. bảng điểm skill
V. Sơ lược về freestyle slalom tại Việt Nam
Vào thời điểm những năm 2008-2009, freestyle slalom nói riêng và inline skating nói chung đang mon men chập chững từng bước một phát triển, một số tên tuổi đáng chú ý cũng như góp phần quan trọng tạo nền móng cho bộ môn freestyle slalom có thể kể đến đầu tiên là anh Trần Quân – hiện là người đứng đầu GOX-Viet Roller– tổ chức patin có tầm ảnh hưởng nhất VN và anh cũng là nhà tài trợ cho đa số các chuyến du đấu của slalomer Việt Nam, Phan An, Ponzo, Scryer Bo, Đ.Thọ, Trần Quang Linh, Nguyễn Tấn Đạt, Linh Thùy, Thịnh Xù…
2010-2011 các giải đấu như: Đầm Sen 2010, iSkate Challenge for Rokie 2010, Vungtau iSkate Contest, Rookie 2011,… được diễn ra khá thành công và mât độ các giải đấu khá nhiều trong một năm cũng là thời điểm có rất nhiều người biết đến và tham gia bộ môn này.
Đến giai đoạn 2012-2013 có thể nói là giai bước chuyển mình của freestyle slalom VN khi các giải đấu chất lượng được diễn ra và được công nhận bởi sở VH thể thao TP.HCM như giải Roller Sport TPHCM mở rộng 2013,giải thể thao giải trí quốc tế Xgame 2013,…
Ở giải thể thao giải trí quốc tế Xgame 2013 với sự góp mặt của tượng đài slalom thế giới là Kim Sung Jin cùng với đó là các slalomer nổi tiếng ở Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc… tham gia.
Bên cạnh đó từ năm 2013 chất lượng slalomer của VN cũng dần cải thiện và đi vào tập luyện nghiêm túc, slalomer của VN đã tham gia và đạt được nhiều thành tích tốt ở các giải quốc tế, với sự đóng góp của những cái tên như: Đào Đình Huân, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quang Linh… Các bạn có thể xem các video phần thi ở các năm này của các slalomer này bằng cách vào Youtube gõ tên + freestyle slalom nhé!
Ở thời điểm hiện tại tuy các đội nhóm phát triển mạnh nhưng chất lượng về kĩ thuật vẫn còn nhiều hạn chế vì hầu hết các slalomer đồi đầu đã nghỉ tập, một số cái tên đáng chú ý ở thời điểm hiện tại là Chung Skater, Linh Trần(thầy Lang),… có thể thể nói đây là những slalomer chất lượng nhất của VN thời điểm này ( theo Huy đánh giá ^^ và thông qua các giải đấu ), ở TP.HCM nếu các bạn muốn trao dồi kĩ thuật có thể liên hệ Chung qua fb Chung Skater đọc pass: bạn của Huy Roll Plus nhé, ở Hà Nội có thể liên hệ thầy Lang Trần Quan Linh thỉnh giảo môn trượt học :)))
Ngoài ra các bạn có thể vào kênh Youtube của GOX – iskate club để xem các video nhé, có tất cả các video giải đấu từ những năm 2008 luôn nhé <3
Lời kết:
Đây là một bộ môn mang tính chất biểu diễn vì vậy nếu mà có thi đấu hay chơi vui thì bạn nên chú ý đến trang phục, tóc tai, âm nhạc hiện đại, và quan trọng nhất là phong thái của mình, phải thật tự tin, không nên đi từ đầu hàng cốc tời cuối hàng mà chỉ nhìn dưới chân, ở những bước dừng và chuyển hãy ngước mặt nhìn những người xung quanh hay bàn trọng tài bằng ánh mắt gợi đòn :)) hay nụ cười thiên thần, chắc chắn bài biểu diễn của bạn sẽ được nâng tầm, và cũng đừng BỰA quá nhé :))) Cuối cùng nữa là sắm cho mình một đôi giày xịn đế carbon nhẹ nhàng để chơi tốt nhất có thể nhé, để thành 1 slalomer xịn xò mình chắc chắn là bạn phải mang giày xịn luôn hihi đùa đấy – hiện Roll Plus có nhận order các mẫu giày patin chất liệu carbon giá từ 7tr trở lên, nếu bạn quan tâm có thể đến phần sản phẩm cao cấp của shop để tham khảo nhé <3
Chúc các bạn sẽ sớm trở thành slalomer chuyên nghiệp và đừng quên nhấn đăng ký kênh Youtube của Roll Plus nhé <3
Cre: Huy Quach – Roll Plus
>> Chọn size giày patin phù hợp nhất
>> Hành trình trượt patin xuyên Việt Nam