Patin là gì? 10 thông tin giải ngố về trượt patin!
Patin, Roller Sports, Roller blading, Roller Skating hay Inline Skating? Đâu mới là tên gọi đúng của môn bạn đang chơi? Mình là Huy Quach đến từ Roll Plus, trong bài viết hôm nay mình sẽ viết những gì mình biết được qua sự chọn lọc thông tin từ các nguồn tin có uy tín và cả kinh nghiệm 10 năm chơi inline skating của mình nữa!
I. Patin là gì? Tên gọi? Lịch sử patin
1. Tên Gọi
Mình vào thẳng vấn đề nha, ở đây đang nói đến môn các bạn đang chơi, các bạn biết nó là gì mà!
- Roller Sports là tên gọi chung cho các các môn thể thao mà người chơi đặt trọng lượng người mình lên một đôi giày hoặc 1 tấm ván có con lăn/bánh xe, theo Wikipedia thì Roller Sports gồm các môn sau: (có skateboarding với freestyle scootering nhưng mình nghĩ có sự nhầm lẫn nào đó ở đây nên mình sẽ không đưa vào.)
- Roller Skating, Roller Blading, Inline Skating là tên gọi của các môn thể thao sử dụng giày có gắn bánh lăn. Và mình khẳng định một điều với một số trang là inline skating không phải là patin nghệ thuật nhé!
- Riêng ở Việt Nam do ảnh hưởng từ thời Pháp thuộc nên gọi là Patin, tiếng Pháp phát âm đúng là “Ba tanh”, nhưng sau thời gian ở Việt Nam nó được đọc theo style Việt là “Ba Tin”. Nếu các bạn tìm hiểu trên Wikipedia hay các trang dịch thì PATIN có nghĩa là môn chơi đại loại là trượt trượt nhưng đó có thể là trượt băng hoặc trượt trên giày có bánh lăn, mình chỉ biết 2 hàng sẽ gọi là patins à roulettes, còn 1 hàng họ dùng từ roller, nếu bạn nào ở Pháp biết chính xác thì comment bên dưới cho mọi người hiểu thêm nhé!
Mình nói thêm là Roller Blades ~ Inline Skates tức là giày trượt với 1 lưỡi trượt gắn 1 hàng bánh mỗi bên, còn Roller Skates/Quad là giày trượt với 2 hàng bánh lăn nhé.
Vậy nên ai hỏi chơi gì thì cứ nói là Inline Skating cho sang mồm dễ hiểu nhóe. Hai môn được chơi nhiều ở Việt Nam là slide và slalom sẽ có tên là Freestyle slides và freestyle slalom skating, ở đây mình giải thích để các bạn dễ tìm kiếm các bài hướng dẫn trên google, youtube…chứ mà kiếm roller sport thì không có chỗ nào chỉ đâu nha.
2. Lịch sử
Năm 1976, đôi giày trượt patin lần đầu tiền được giới thiệu được sáng chế bởi John Joseph Merlin (sinh ra ở Bỉ), lấy ý tưởng từ một đôi giày trượt băng, nhưng ở thời điểm này người ta chưa thiết kế ra phanh cho giày và rất khó cho nó dừng lại, cho nên nó không được phổ biến.
Cho đến năm 1840, giày patin lại được sử dụng trong vở Opera của Mayerbeer: Le Prophete để thể hiện hình ảnh người trượt băng trên sân khấu opera, từ đó nó trở nên phổ biến khắp thế giới.
Năm 1863, James Plimpton từ Massachusetts đã phát minh ra giày trượt “rocking” và sử dụng cấu hình bốn bánh để ổn định và các trục độc lập quay, và đó chính là tiền đề làm nên lịch sử Quad ( giày patin 2 hàng bánh ) cho đến ngày nay.
Như vậy patin 1 hàng bánh (inline skating) xuất hiện trước 2 hàng bánh, nhưng thực sự mà nói Quad lại phổ biến hơn ở thế kỷ 19-20 nha các bạn.
3.Hai loại hình patin phổ biến:
3.1. Quad
( Ở nước ngoài thường gọi là Roller Skating đối với Quad):
là một loại giày có 4 bánh, 2 bánh song song trước và 2 bánh song song phía sau
3.2. Inline Skates
Giày có các bánh thẳng hàng, mỗi bên 1 hàng.
Bài viết hôm nay Roll Plus sẽ danh để nói về patin 1 hàng bánh = Inline skating + Roller skating nhé.
II. Giày inline skates
Một đôi giày sẽ phân ra 2 phần chính: phần TRÊN và DƯỚI.
Tiêu chuẩn chọn giày patin :
TRÊN:
. Thân giày cứng: bền, chắc, chịu được sức nặng
. Khóa giày: chịu lực tốt, chịu nhiệt tốt, tuổi thọ trung bình 1 năm
. Boots còn gọi là phần giày mềm nằm bên trong thân giày
. Cổ giày: chắc, giữ được cho chân cố định ko bị lật
DƯỚI:
. Khung bánh (còn gọi là Frame): chắc chắn, chịu lực lớn
. Bánh xe: chịu sức nặng, chất liệu cao su, lâu mòn ( tùy mặt đường)
. Bạc đạn: chịu lực, quyết định tốc độ xoay của bánh cũng như tốc độ của người trượt. Đối với những người chơi chuyên nghiệp thì sẽ có một bài viết riêng nói về bạc đạn nào phù hợp với nhu cầu.
III. Inline Skating – Các thể loại của patin 1 hàng bánh
- Vậy thì Inline Skating có bao nhiêu thể loại? Dưới đây là những thể loại phổ biến nhất của Inline Skating:
1. Inline Speed skating – trượt patin tốc độ
Mức độ nguy hiểm: 2/10
Đua tốc độ, tương tự như bộ môn chạy Marathon, vận động viên speed skating sẽ sử dụng sức bền, độ khỏe của đôi chân và kết hợp các kĩ thuật trượt để làm sao đạt được tốc độ nhanh nhất và hoàn thành đường đua sớm nhất.
Loại giày được sử dụng cho môn này thường có cổ thấp ngang mắt cá chân, bánh to kích thước từ 100mm trở lên. Và dường như đây cũng là môn duy nhất được công nhận là thể thao tranh tài tại các giải đấu chính thống lớn.
Và đừng tưởng chỉ là chạy đua dễ ợt như các bạn hay trượt qua trượt lại nhé, kĩ thuật cũng như tư thế đúng của bộ môn này đòi hỏi một người phải có sức khỏe tốt và sự luyện tập cao độ mới đạt được đúng kĩ thuật: vào cua, cách di chuyển, tư thế các bộ phận cơ thể.
Năm 2011, kì Sea Game 26 tại Indonesia đã diễn ra với sự có mặt của môn Inline Speed Skating, và năm đó Việt Nam cũng có đội của CLB iSkate (thuộc GOX) đi thi đấu.
2. Freestyle Slalom
Mức độ nguy hiểm: 1/10
Gồm 4 thể loại: Freestyle slalom, Pair slalom, Battle slalom, Speed Slalom
2.1. Classic Freestyle Slalom: Sự kết hợp giữ kỹ thuật trượt và nghệ thuật theo sự sáng tạo của người chơi cùng với âm nhạc để tạo ra một bài biểu diễn qua các hàng cốc. Người chơi sẽ được chấm điểm thông qua điểm cho các kĩ thuật được công nhận trong bảng điểm của WSSA ( World slalom skaters associtation) và điểm nghệ thuật cho màn trình diễn dài 105 giây đến 120 giây.
Các tên tuổi đáng chú ý được cho là ảnh hưởng lớn đến slalom: Igor, Kim Sung Jin, Zhang hao… Cái tên đặc biệt nhất ở đây là kim Sung Jin, một tượng đài slalom thế giới người Hàn Quốc, riêng về anh chàng điển trai tài năng này ad sẽ dành riêng 1 bài viết khác để kể nhé.
2.2. Pair Freestyle Slalom: Tương tự trên, nhưng ở pair slalom là 2 người trượt thể hiện bài biểu diễn cùng nhau trên các hàng cốc, đòi hỏi 2 người trượt phải hiểu ý nhau là trượt đều động tác, kết hợp để tạo nên một bài trình diễn nghệ thuật theo nhạc.
2.3. Battle Freestyle Slalom: Người chơi sẽ được chấm điểm thông qua các kĩ thuật có trong bảng điểm slalom của WSSA, ở battle slalom sẽ không tính điểm nghệ thuật, các người chơi sẽ hơn thua nhau ở tổng điểm skill được tính trong khoảng thời gian nhất định.
2.4. Speed slalom : Dùng tốc độ và kỹ thuật để 1 chân lách qua hàng 20 cốc khoảng cách giữa các cốc là 80cm với tốc độ cao và thời gian nhanh nhất có thể. Các vận động viên chuyên nghiệp thường mất khoảng 4-5s để từ vạch xuất phát và vượt qua hết hàng cốc. Các tên tuổi đáng quan tâm: Yohan Fort, Gou Fang, Zhang Hao…
3. Freestyle Slide – Dừng/Thắng nghệ thuật
Mức độ nguy hiểm: 5/10
Người chơi sẽ chạy với tốc độ cao rồi dùng những kỹ thuật thắng để dừng lại. Quãng đường thắng càng dài và kỹ thuật ở mức độ khó cao thì càng được đánh giá cao. Đây cũng là bộ môn được giới trẻ Việt Nam chơi nhiều nhất.
4. High Jump, Free jump – Nhảy cao, nhảy tự do
Mức độ nguy hiểm: 8/10
Người chơi trượt tốc độ sau đó sẽ nhảy qua các mức xà theo từng độ cao thông qua 1 kích tâm giác hỗ trợ. Đòi hỏi phải có sức bật và landing (kĩ thuật tiếp đất) tốt. Dễ gặp chấn thương nếu tiếp đất sai.
5. Aggressive/ Blading
Mức độ nguy hiểm: 9.5/10
E hèm! Mình gọi vui là thể loại chuẩn men nha các bạn :)). Có thể giải thích nhanh gọn là trượt patin mạo hiểm, người chơi sử dụng loại giày chuyên dụng dành riêng cho môn này, nó có thân giày chắc chắn, phần đế dày, cứng là bằng phẳng để đáp ứng các kĩ thuật khi người chơi thực hiện trên các thanh sắt, nhảy qua các lòng máng, có thể chơi ở đường phố và skatepark.
Vì là nhảy và thực hiện các động tác đẹp trên cao nên bộ môn này khá nguy hiểm cho người chơi, trật tay trật chân là chuyện bình thường đối với các blader nha các bạn.
Các tên tuổi Blading thường được nhắc đến như: CJ Welmore, Christ Haffey, Brian Aragon, Franky Morales, Takeshi…
6. Downhill – Đổ dốc
Mức độ nguy hiểm: 9.5/10
Chính xác là trượt patin đổ dốc. Người chơi môn này phải trang bị bảo hộ chắc chắn, trượt từ trên đầu dốc xuống điểm thấp hơn phía dưới. Loại giày 1 hàng 5 bánh bằng nhau hoặc nhiều bánh hơn thường được sử dụng nhằm múc đích giảm độ lắc, dễ kiểm soát, và thực hiện các kĩ thuật parallel khi cua cũng như dừng lại tốt hơn.
Jean Yves Blondeau hay còn gọi là Rollerman rất nổi tiếng với những pha downhill thót tim
Nếu không kiểm soát được tốc độ cũng như đường trượt, bạn có thể gặp tại nạn bất cứ lúc nào và vì giày patin di chuyển ở tốc độ cao nên chấn thương sẽ ở mực độ nghiêm trọng. Roll Plus đánh giá đây là thể loại nguy hiểm nhất.
7. Inline Figure Skating – trượt patin nghệ thuật
Mức độ nguy hiểm: 2/10
Các động tác của môn này giống như trượt băng nghệ thuật vậy, kết hợp giữa trượt patin và múa ballet, nhưng khác là trên đôi giày patin và bạn có thể thực hiện các động tác xoay, nhảy múa như trượt băng ở bất cứ đâu có mặt sân bằng phẳng. Đòi hỏi người chơi phải có năng khiếu biểu diễn vũ đạo tốt.
Để chơi inline figure skating, người chơi phải có cho mình loại giày chuyên dụng cho bộ môn, Hiện tại (2020) bộ môn này ở Việt Nam chưa được phát triển nhiều và số người chơi dường như chỉ đếm trên đầu ngón tay.
8. Roller Hockey
Mức độ nguy hiểm: 8/10 ( 3 điểm ăn puck vào mặt, 5 điểm cho hay đánh nhau như bóng bầu dục vậy )
Đây là môn thể thao đối kháng hình thành cừ Ice Hockey – khúc côn cầu trên băng. Môn này thể thức gần giống với bóng đá, thành viên của đội chơi trượt trên giày patin cùng 1 cây gậy để đánh quả PUCK vào khung thành của đội đối thủ. Chơi môn này thì đòi hỏi người tập phải trang bị đầy đủ các dụng cụ: gậy, cầu môn, bóng, nón bảo hộ có lưới che mặt, bảo hộ toàn thân, quần áo.
Người chơi sẽ phải tập các kĩ thuật đánh Puck, dứt điểm, phòng ngự, kiểm soát puck bằng gậy, kĩ thuật qua người,… các kĩ thuật bằng gậy khá khó. Ngoài ra người chơi phải có được cho mình tư duy chiến thuật và tinh thân đồng đội cao.
Hiện tại ở TP.HCM hội nhóm Roller Hockey Vietnam đang sinh hoạt & tập luyện ở sân trượt Passior 1017 Bình Quới P.28 Q.Bình Thạnh.
9. Roll Ball
Mức độ nguy hiểm: 7/10 ( 1 điểm cho té ngã, 6 điểm cho ăn banh vào mặt )
Đây gọi vui là 1 nồi lẩu Ấn Độ, nó là sự kết hợp giữa trượt patin + bóng rổ + bóng ném + THROW BALL (throwball giống giống như bóng chuyền nhưng kiểu chơi khá bá đạo, bạn có thể tìm hiểu bên bà chị mình GOOGLE.com).
Được một người Ấn Độ sáng tạo ra, ban đầu người ta chơi bằng cột rổ như môn bóng rổ nhưng về sau thay vào đó là 2 khung thành như bóng ném.
Người chơi mang giày patin giữ và dằn bóng (bóng như bóng rổ), không được di chuyển mà không dằn bóng quá 3s, các thành viên phối hợp để đưa bóng vào khung thành có thủ môn của đối thủ mà không vượt qua đường D (là vùng bán nguyệt vẽ trước khung thành.
1 team sẽ có 5 thành viên, các người chơi phải trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ đầu, cùi trỏ, đầu gối, bảo hộ vùng khó nói :)). 1 trận đấu có 2 hiệp, mỗi hiệp dài 15 phút. Bộ môn này được chơi nhiều ở khu vực Tây Á, Nam Á, châu Phi.
Ở kì World Cup Roll Ball 2019 được tổ chức tại Chennai Ấn Độ thì Việt Nam cũng có đội tham dự với tinh thần học hỏi. Chỉ tập luyện trong nửa tháng nhưng team Việt Nam chơi rất cứng và gây khó khăn cho đối thủ.
Mặc dù thành tích không tốt như mong đợi nhưng Roll Ball Việt Nam đã để lại ấn tượng với tinh thần thi đấu cao trong mắt các bạn bè quốc tế.
Và đó là những thể loại phổ biến ở trượt patin 1 hàng bánh mà Roll Plus liệt kê ra. Ngoài ra còn các thể loại chưa phổ biến ở Việt Nam mình chưa đề cập đó là Roller Soccer, Fitness/Recreational skating, Off-road Skating
IV. Một số thương hiệu giày patin 1 hàng bánh phổ biến tại Việt Nam
Hiện nay trên thị trường có những hãng giày uy tín, được nhiều người tiêu dùng trên thế giới đón nhận và đánh giá cao, Roll Plus xin giới thiệu cho các bạn những thương hiệu đáng mua nhất hiện nay nhé:
1. FLYING EAGLE: 🤩🤩🤩🤩được thiết kế và sản xuất tại Trung Quốc. Stop! Mới nói tới đây nghe 2 từ TQ chắc hẳn đa số mọi người ở đây đều mặc định là hàng kém chất lượng. Ko đâu nhé. Flying Eagle hình thành và phát triển trên thế giới hơn 10 năm nay, và phân phối hơn 2 triệu đôi giày trên khắp châu Á, châu Âu, Nam Mỹ,… được rất nhiều người dùng đánh giá là hàng chất lượng cao, đáng túi tiền.
Năm 2016 FE được hội những người chơi patin tại Nam Mỹ đánh giá là giày trượt tốt nhất. Flying Eagle cũng là một đơn vị rất có công trong việc phát triển Roller tại Việt Nam. Chưa có ghi nhận trường hợp lỗi hay tai nạn nào xảy ra do giày của FE. Tính tới nay hơn 60% người trượt tại Việt Nam đang sử dụng giày của hãng FE.
2. SEBA: 🤩🤩🤩🤩🤩Công nghệ, thiết kế từ Pháp. Chất lượng cao hàng đầu, được rất nhiều người trượt chuyên nghiệp nổi tiếng trên thế giới sử dụng. Được hình thành năm 2007, do Sebastian một nhà thiết kế đam mê trượt patin nghệ thuật tại Paris, ông quyết định thiết kế và hợp tác cùng hãng sản xuất lớn Micro tạo ra một Seba chất lượng và nổi tiếng như ngày nay. Khi mà nhắc tới Seba thì như một tượng đài của làng patin VN.
Khi mà các nhân vật đình đám nhất trong làng freestyle đều mang giày của Seba như: Kim Sung Jin, Zhanghao, Chen Chen, Lee Choon Goo, Cj Wellmore, Anthony Pottier,… Tuy nhiên Seba có giá thành khá cao và bị nhái rất nhiều. Cần tìm những nơi phân phối chính hãng uy tín.
3. MICRO:🤩🤩🤩🤩🤩 Là một CTY chuyên thiết kế sản xuất giày trượt đến từ Thụy Sỹ, với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, và là đối tác của nhiều hãng giày trên thế giới.
Khi mà Seba muốn phát triển như ngày hôm nay thì họ cũng phải dựa trên nền tảng của Micro thì các bạn không còn nghi ngờ gì về chất lượng của Micro nhé. Micro là đơn vị sản xuất cho Seba, Decatlon,..
4. FREESTYLE: 🤩🤩một thương hiệu đến từ Hàn Quốc, chất lượng được đánh giá tương đồng với Flying Eagle. Thiết kế khá đẹp và độc đáo. Tuy nhiên nhược điểm là giá thành cao, chênh lệch với sản phẩm cùng phân khúc và chất lượng.
Ngoài những thương hiệu nêu trên thì trên thị trường còn rất nhiều thương hiệu lớn và chất lượng khác như: Powerslide, RollerBlade, K2,…
tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam chưa có nơi nào phân phối chính hãng các thương hiệu này. Đồng nghĩa người mua sẽ không chắc chắn được chất lượng cũng như số tiền lớn mà mình bỏ ra có như mong muốn.
V. MUA GIÀY PATIN Ở ĐÂU?
Hãy tìm những địa chỉ phân phối chính hãng để túi tiền của bạn được sử dụng đúng cách, hiệu quả. Đừng vì giá rẻ hơn vài trăm mà mang sự thiệt thòi cho bản thân hay con em của mình. Hãy là một người tiêu dùng thông minh!
Được thành lập bởi những người đã tham gia và phát triển bộ môn Roller hơn 10 năm, là cửa hàng được cấp phép nhận nguồn hàng chính hãng từ FLying Eagle Việt Nam và Micro Việt Nam. Đó là RollPlus.
Hãy đến RollPlus để nhận được những tư vấn tận tình, chính xác từ những người có thâm niên trong bộ môn, để nhận được những ưu đãi và chính sách hậu mãi tuyệt nhất.
Bài viết này thuộc sở hữu của Roll Plus – Xin vui lòng ghi rõ nguồn nếu reup
Xem thêm bài viết liên quan
>> Chọn size giày patin phù hợp nhất
>> Hành trình trượt patin xuyên Việt Nam